Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Công ty môi trường Sạch là công ty xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam, chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, việc thải ra môi trường nước thải sinh hoạt có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

Hiện nay có quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Quy trình xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân, nhân viên công ty + nước thải sản xuất sẽ được thu gom theo hệ thống mương dẫn qua hệ thống giỏ tách rác. Việc bố trí giỏ tách rác nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước tương đối lớn nhằm tránh những ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi tách rác, nước thải chảy về bể gom. Bể gom có nhiệm vụ tập trung nước thải đồng thời dầu mỡ cũng được giữ lại tại đây, định kỳ vớt mỡ đem đi xử lý . Từ bể gom nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy thổi khí sẽ cấp khí và hòa trộn đồng đều không khí trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm lên TB sinh học hiếu khí.

Trong TB sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống ống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.

Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước chảy về TB khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước.

Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, tạo độ trong cần thiết cho nước thải.

Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn rắn lắng từ TB lắng sinh học sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.

Các câu hỏi thường gặp về xử lý nước thải sinh hoạt.

Câu hỏi 1: Những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hay được sử dụng ?

Trả lời:
Có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau như sử dụng các phương pháp :
– xử lý cơ học (chắn rác, lọc, bể lắng..)
– xử lý sinh học gồm xử lý kị khí; xử lý bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp cả hai. Người ta cũng dùng các chế phẩm sinh học để chuyên xử lý các loại chất thải rắn, bồn cầu. Một số loài thủy sinh hoặc cây trồng cũng có thể hấp thu các thành phần độc hại có trong nước thải
– xử lý hóa học: thường dùng một số hóa chất có tính oxy hóa để phân hủy các chất ô nhiễm (chủ yếu là chất hữu cơ) thành CO2 và nước.. dùng phương pháp kết tủa các kim loại nặng trong nước; keo tụ- tạo bông- tuyển nổi..
– Xử lý bằng phương pháp màng lọc RO…

Câu hỏi 2: Hiện tại mình đang nghiên cứu về thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, mình thấy hiện nay các nhà tư vấn thiết kế hệ thống XLNT theo kiểu khép kín.

vd: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện mình thấy có 2 bể bằng inox hình trụ khép kín, nhưng mình không hiểu đó là công nghệ gì ?
Mong các bạn giúp mình.
Trả lời : Thiểt bị dạng ống hình trụ đó được áp dụng rất nhiều ở các bệnh viện Việt Nam. Người ta gọi đó là CN 2000( tên theo đề tài khoa học cấp quốc gia). Trong thiết bị này công nghệ sử dụng là AAO, thường là 2 bậc. chất lượng nước đầu ra theo một số công trình luôn đạt chỉ tiêu tốt.

Câu hỏi 3: Nước thải sinh hoạt được nhà nước xử lí như thế nào?

Trả lời : Theo lý thuyết, nước thải sinh hoạt sau khi được thu gom vào hệ thống cống của thành phố, sẽ được dẫn về trạm xử lý nước thải.
Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào ngăn tiếp nhận, từ đó đi qua khối công trình xử lý cơ học, xử lý sinh học và khử trùng rồi đổ ra sông, hồ.
+ Khối công trình xử lý cơ học gồm có: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng đợt I, bể lắng đợt II…
+ Khối công trình xử lý sinh học thường là bể Biophin hoặc bể Aeroten.
+ Khử trùng là đưa các chất có khả năng oxy hóa mạnh như: Clo, KMnO4… vào để khử trùng nước thải.
Sau khi nước thải đã được xử lý sao cho đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sẽ được xả ra môi trường tự nhiên (sông, hồ) hoặc tiếp tục xử lý để trở thành nước sinh hoạt.
Các tạp chất thu được như rác, cát, bùn sẽ được đưa đi xử lý tiếp để làm phân bón ruộng hay nguyên vật liệu xây dựng…
Ở đây chúng tôi chỉ có thể kể sơ qua công tác xử lý nước thải, còn thực tế phức tạp hơn nhiều, mà chúng tôi không thể kể hết ra được.